Chế độ ăn cho từng loại sỏi thận
Mỗi loại sỏi thận sẽ có phương hướng điều trị riêng, vì vậy, muốn chữa bệnh hiệu quả trước tiên người bệnh cần xác định rõ loại sỏi thận mà mình mắc phải. Dưới đây các loại sỏi thận và chế độ ăn cho từng loại:
Các loại sỏi thận thường gặp
Sỏi thận là bệnh thường gặp nhất trong số các bệnh về đường tiết niệu trong đó có 4 loại sỏi phổ biến: sỏi canxi, sỏi axit uric, sỏi cystin và sỏi struvite hay sỏi nhiễm khuẩn. Cùng tìm hiểu cụ thể đặc trưng của từng loại sỏi nhé:
Sỏi canxi
Đây là loại sỏi thường được nhắc đến đầu tiên khi người bệnh nghi ngờ bị sỏi thận. Chúng chiếm đến hơn 80% trường hợp mắc sỏi với đặc trưng là những viên sỏi cứng có hình dạng và kích thước khác nhau.
Với sỏi canxi bạn cần hạn chế thức ăn chứa hàm lượng oxalate cao ( Ảnh minh họa)
Sỏi canxi là loại sỏi phổ biến, chiếm đến hơn 80% các loại sỏi
Sỏi canxi hình thành trong thận hoặc ruột do hàm lượng canxi vượt quá hàm lượng mà cơ thể cần. Lượng canxi ấy không kịp đào thải qua nước tiểu sẽ dẫn đến lắng đọng và hình thành sỏi.
Ngoài ra còn 1 nguyên nhân khách quan khác nữa là giảm lượng citrat niệu- chất có tác dụng ức chế kết tinh các muối canxi. Citrat niệu bị giảm xuống do một nguyên nhân nào đó như nhiễm khuẩn tiết niệu sẽ gây bão hòa muối canxi trong nước tiểu gây nên bệnh sỏi thận.
Trường hợp người bệnh ăn quá nhiều thực phẩm chứa oxalat như tỏi tây, khoai lang, đậu xanh, măng tây, ớt…cũng gây ra sỏi canxi.
Sỏi axit uric
Dạng sỏi này chiếm khoảng 10% số người mắc bệnh, thường gặp ở những người có nồng độ axit uric cao, sỏi dạng này cứng và khó phát hiện hơn sỏi canxi, thường phải chụp X-quang mới thấy.
Sỏi loại này dễ gặp ở người béo phì hoặc có tiền sử bệnh gout, tiểu đường. Muốn tránh sỏi dạng này cần hạn chế ăn quá nhiều đạm động vật.
Những người sỏi uric cần hạn chế ăn nhiều đạm động vật ( Ảnh minh họa)
Sỏi struvite hay sỏi nhiễm trùng
Mặc dù chiếm tỷ lệ khá nhỏ trong tổng số người mắc sỏi thận song sỏi dạng này khó điều trị nhất. Nguyên nhân hình thành sỏi là do đường tiết niệu bị nhiễm khuẩn lâu ngày. Muốn điều trị loại sỏi này trước tiên cần dùng kháng sinh để ngăn chặn vùng viêm nhiễm lan rộng ra đồng thời phải luôn luôn giữ gìn vệ sinh đường tiểu, đường hậu môn để ngăn ngừa sỏi quay lại.
Sỏi cystin
Sỏi loại này cũng khá hiếm, tuy nhiên chúng lại có thể di truyền từ đời trước sang đời sau. Điều này đồng nghĩa với việc nếu bố mẹ mắc sỏi cystin thì có nguy cơ con sẽ mắc bệnh, cần thực hiện những biện pháp phòng sỏi theo chỉ dẫn của bác sĩ ngay từ khi bé còn nhỏ để tránh bệnh tái phát.
Muốn điều trị sỏi hiệu quả bước đầu tiên cần xác định được loại sỏi mình mắc và thực hiện điều trị bệnh từ nguyên nhân sinh ra chúng .
Nguồn:
http://benhsoithan.net