Mặc áo ngực quá chật,
Nâng ngực, lúc khó chịu họ vô tình đưa tay lên gãi, làm tổn thương và vô tình mắc bệnh.
Chị N.T.V., nhân viên tư vấn bảo hiểm, nói gia đình chị không ai bị bệnh lao nhưng mới đây chị bị lao tuyến vú.
Nâng ngực
Khi đến Bệnh viện Ung bướu TP HCM khám thì chị được giới thiệu sang Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch, và tại đây kết quả xét nghiệm, chụp X-quang cho thấy chị bị lao tuyến vú.
'Tôi không biết vì sao mình lại bị lao vú nhưng một thời gian dài tôi đã mặc áo ngực chật, có chức năng nâng ngực và rất nhiều lần nóng bức, ngứa, tôi lấy tay gãi mà chẳng nghĩ ngợi gì' - chị V. thổ lộ.
Lựa chọn áo ngực phù hợp để tránh bệnh lao vú
Theo bác sĩ Trần Đình Thanh, Trưởng Khoa Ung bướu Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch, giải thích:
'Trang phục quá chặt, bó ép vòng 1, gây nóng bức, ngứa, gãi làm trầy xước da.
Điều này khiến vi trùng lao vô tình có ở tay đi thẳng đến vết thương trên da tuyến vú. Đây là một trong 3 nguyên nhân dẫn đến lao tuyến vú (đường lây trực tiếp)'.
Do ảnh hưởng thẩm mỹ nên khi bị lao vú, nhiều phụ nữ hoang mang, mất tự tin, nhiều trường hợp phải chọc thoát mủ hoặc phải cắt lọc đường rò, cắt bỏ 1 phần tuyến vú.
Nếu lao vú để lâu không điều trị, điều trị không đúng cách có thể rò ngược trở vào lồng ngực, gây lao màng phổi, lao phổi, thậm chí vi trùng lao vào đường máu và có thể gây lao màng não.
Theo bác sĩ Thanh, khi phát hiện lao vú, chị em nên đến một cơ sở khám có chuyên khoa về tuyến vú.
'Chị em có thể phòng, tránh bằng cách không mặc những loại áo ngực quá gò bó, gây nóng bức và nên vệ sinh tay sạch sẽ trước khi chạm vào vòng 1, tầm soát nguồn lây bệnh lao phổi', bác sĩ Thanh khuyến cáo.