Xem bài viết riêng lẻ
  #2  
Cũ 20-01-2015, 05:34 PM
dlink00001 Online
Junior Member
 
Tham gia ngày: Jan 2015
Bài gửi: 9
Mặc định

Hệ thống quảng cáo SangNhuong.com

Bệnh nhiệt miệng là căn bệnh khá phổ biến trong cuộc sống . Bệnh có thể bắt gặp ở mọi lứa tuổi, tuy không ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe nhưng lại gây phiền toái trong sinh hoạt ăn uống.

Nguyên nhân gây bệnh nhiệt miệng

- Trong khi ăn hoặc nói chuyện vô tình bạn cắn vào má, lưỡi hoặc môi.

- Đeo niềng răng hoặc răng bị vỡ có cạnh sắc nhọn.

- Sử dụng thuốc lá dạng nhai – Ăn hoặc uống đồ quá nóng

- Bị bệnh viêm lợi hoặc nhiễm trùng miệng – Mẫn cảm với một số loại thức ăn hoặc thuốc

- Bị ảnh hưởng bởi những bệnh tự miễn dịch làm ảnh hưởng đến niêm mạc của miệng như bệnh lupus, bệnh Crohn hoặc bệnh Behcet.

- Khi uống một số loại thuốc như kháng sinh, thuốc dùng cho viêm khớp dạng thấp, thuốc động kinh.

- Xạ trị ung thư.

Ngoài ra còn có nhiều yếu tố gây nhiệt miệng như bị chấn thương, thiếu dinh dưỡng, căng thẳng, vi khuẩn hoặc vi-rút, thiếu ngủ, giảm cân đột ngột và một số thực phẩm như khoai tây, cà phê, bơ… Nhiệt miệng cũng liên quan đến hệ thống miễn dịch đang bị yếu đi do cảm lạnh, cảm cúm, thay đổi hooc-môn hoặc thiếu vitamin B12 hoặc folate.

Với bệnh herpes môi, khi bị nhiễm vi-rút, nó sẽ “nằm” lại trong cơ thể, chỉ đợi những điều kiện thuận lợi như bạn bị stress, sốt, bị thương, thay đổi nội tiết tố trong cơ thể thì chúng mới phát tác.

Phòng chữa bệnh hôi miệng

Bổ sung những thực phẩm giúp phòng nhiệt miệng: dâu tây, có nhiều vitamin C, trà xanh, rau xanh. Nếu không điều trị đúng và sớm, vết loét có thể bị viêm cấp, tấy đỏ và rất đau, thậm chí gây sốt và nổi hạch tại góc hàm. Bệnh tái phát do nhiều nguyên nhân gây nên như tình trạng cơ địa, căng thẳng, uống bia rượu, ăn uống bừa bãi, sinh hoạt vô điều độ…

Muốn ngăn ngừa hoặc điều trị nhiệt miệng, làm giảm độ tái phát của bệnh, cần uống nhiều nước, ăn nhiều rau củ quả tươi, hạn chế tối đa làm việc quá căng thẳng (dẫn đến stress). Với thể tái phát nhiều lần liên tiếp, đau nhiều… thì cần đi khám bệnh.

Thông thường những loại viêm loét nhẹ chỉ cần uống kháng sinh, vệ sinh răng miệng, giảm đau, chống dị ứng, tăng cường sức đề kháng, bổ sung vitamin nhóm B là khỏi trong vòng 10 ngày. Song đôi khi có những nhiễm trùng nặng như áp-xe vùng miệng sâu, viêm tấy lan tỏa hay gặp ở những vùng dưới lưỡi, dưới hàm, kèm theo toàn thân suy nhược, nhiễm khuẩn nặng thì cần phải được điều trị cẩn thận theo hướng dẫn của bác sĩ.

Khi bị nhiệt miệng bạn có thể sử dụng các sản phẩm có tính chất từ thảo dược giúp thanh nhiệt giải độc như: Kim ngân hoa, Hoàng bá, Mẫu nhân bì, Qua lâu nhân, Thăng ma,… phối hợp với vitamin C, PP, B6, B2,… giúp tăng cường sức đề kháng, … Kết hợp uống nhiều nước, bổ sung các thực phẩm mát sẽ tạo nên hiệu quả trong việc phòng ngừa nhiệt miệng.
Trả lời với trích dẫn